Biển Caspi hiện đang là hồ nước rộng nhất thế giới với diện tích khoảng 371.000 km2, rộng hơn cả đất nước Việt Nam với diện tích là 331.210 km2. Mặc dù trong tên gọi của hồ có xuất hiện từ "biển", nhưng thực chất biển Caspi không đổ vào đại dương.
Biển Caspi hiện đang là hồ nước rộng nhất thế giới với diện tích khoảng 371.000 km2, rộng hơn cả đất nước Việt Nam với diện tích là 331.210 km2. Mặc dù trong tên gọi của hồ có xuất hiện từ "biển", nhưng thực chất biển Caspi không đổ vào đại dương.
Biển Caspi hiện đang nằm giữa châu Á và châu Âu. Trước đây, hồ nằm trong Liên Bang Xô-Viết. Tuy nhiên, hiện nó đang được bao quanh bởi 5 quốc gia khác nhau là Nga, Iran, Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Hồ có độ sâu trung bình 184 m, độ sâu tối đa lên đến hơn 1 km.
Vì hồ có diện tích quá rộng và nước có vị mặn, nhiều người đã lầm tưởng đây là biển. Tuy nhiên, Biển Caspi là hồ nước mặn duy nhất trong danh sách 5 hồ lớn nhất thế giới. Nồng độ muối trong nước hồ đạt khoảng 1,2%, bằng 1/3 nồng độ muối trung bình của nước biển.
Năm 1948, Liên Xô từng cho xây dựng dự án kênh đào Volga-don, giúp nối liền biển Caspi với biển Azov và biển Đen. Tàu, thuyền có tải trọng dưới 5.000 tấn có thể đi lại trên con kênh này.
Sông Volga là con sông lớn và là nguồn cấp nước chính cho biển Caspi. Ngoài ra, biển Caspi không nối liền tự nhiên với bất kỳ biển hay đại dương nào khác.