1. Xin tiến dâng lên Mẹ thế gian còn chìm trong đêm tối. Con xin tiến dâng lên Mẹ tiếng ai buồn vọng nơi khóc than. Nhìn về Quê Hương ngóng trông Mẹ là Sao Mai sáng trong chiếu soi tâm hồn khát mong trở về. ĐK. Mẹ ơi! Con xin tiến dâng lên cả cuộc đời. Con xin phó dâng thân phận làm người: thăng trầm thay đổi nhiều khi mây mù giăng lối Mẹ là trăng soi đêm tối. Ôi có Mẹ, ôi có Mẹ đời con sướng vui ngập tràn. 2. Qua biết bao thăng trầm ước mong được về nơi Nhan Thánh. Con luôn vững tin nơi Mẹ lắng nghe lời, lời con nỉ non. Mẹ là ơn thiêng Chúa ban lòng Mẹ bao la chứa chan dẫn đưa con vào nghỉ an đời đời. 3. Bao khổ đau trong đời có tay Mẹ hằng luôn nâng đỡ. Cho con vững tâm an lòng nép bên Mẹ tình Mẹ ấm êm. Đường đời bao nhiêu khó nguy Mẹ dìu con luôn bước đi khổ đau con nào sá chi sợ gì.
1. Xin tiến dâng lên Mẹ thế gian còn chìm trong đêm tối. Con xin tiến dâng lên Mẹ tiếng ai buồn vọng nơi khóc than. Nhìn về Quê Hương ngóng trông Mẹ là Sao Mai sáng trong chiếu soi tâm hồn khát mong trở về. ĐK. Mẹ ơi! Con xin tiến dâng lên cả cuộc đời. Con xin phó dâng thân phận làm người: thăng trầm thay đổi nhiều khi mây mù giăng lối Mẹ là trăng soi đêm tối. Ôi có Mẹ, ôi có Mẹ đời con sướng vui ngập tràn. 2. Qua biết bao thăng trầm ước mong được về nơi Nhan Thánh. Con luôn vững tin nơi Mẹ lắng nghe lời, lời con nỉ non. Mẹ là ơn thiêng Chúa ban lòng Mẹ bao la chứa chan dẫn đưa con vào nghỉ an đời đời. 3. Bao khổ đau trong đời có tay Mẹ hằng luôn nâng đỡ. Cho con vững tâm an lòng nép bên Mẹ tình Mẹ ấm êm. Đường đời bao nhiêu khó nguy Mẹ dìu con luôn bước đi khổ đau con nào sá chi sợ gì.
Sĩ quan Quân đội nhân dân cấp tá có 04 bậc được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:
Như vậy, sĩ quan Quân đội nhân dân cấp tá thì có 04 bậc cụ thể như sau: Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá.
Quân đội thêm đẹp nhờ sự chính quy, thống nhất trong cách mang mặc, lễ tiết tác phong, đầu tóc, móng tay của quân nhân.
Vì vậy, nhiều chiến sĩ mới khi nhập ngũ vào quân đội nói chung, Quân khu 9 nói riêng phải thay đổi cách mang mặc, kiểu tóc thời trang ưa chuộng, vuốt keo mượt mà theo sở thích của giới trẻ và để mái tóc 3 phân theo quy định. Sự thay đổi này là thích hợp với môi trường quân ngũ, song cũng có những chiến sĩ thể hiện sự nuối tiếc kiểu tóc thời trang của mình.
Là thợ xây dựng, có mái tóc nhuộm màu đỏ nhạt và dài, khi nhập ngũ vào Trung đội 6, Đại đội 10, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 8), chiến sĩ mới Nguyễn Văn Vũ được cắt tóc 3 phân, nhuộm lại màu đen. “Lúc ở nhà chỉ lo làm ăn, mỗi khi tóc dài thì ra hiệu, thợ tư vấn thấy thích nên tôi cắt theo mốt. Khi nhập ngũ vào đơn vị, được cắt tóc 3 phân tôi thấy mạnh mẽ, mát và thuận tiện trong các hoạt động”, Vũ chia sẻ. Còn với Đoàn Văn Thanh Dững, chiến sĩ Tiểu đội 2, Trung đội 6, Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 152) ở nhà làm vựa sầu riêng và vườn cây ăn quả, đầu tóc nhuộm vàng, trùm qua tai. Khi được thay đổi kiểu tóc mới, Dững cảm thấy ưng ý, hài lòng. Dững bộc bạch: “Vào đơn vị được hơn một tháng, tôi cắt tóc hai lần, rất mát mẻ, gọn gàng. Nay đã quen nên thấy tóc dài là không chịu được”.
Đại úy Trần Thanh Phong, Chính trị viên Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 2 cho rằng: “Để mái tóc 3 phân của chiến sĩ là phù hợp với các hoạt động có tính chất đặc thù trong quân ngũ. Ban đầu nhiều đồng chí cảm thấy tiếc mái tóc nhưng được giải thích về sự tiện lợi trong học tập, sinh hoạt nên anh em chấp hành rất nghiêm. Kiểu tóc thống nhất trong đơn vị không những nhìn khỏe, đẹp, chính quy mà còn thể hiện nét riêng văn hóa quân sự của quân nhân”.
Đến Tiểu đoàn Đặc công 18, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, chúng tôi thấy mô hình "phòng cắt tóc thanh niên” của đơn vị rất hiệu quả vì giúp bộ đội sau giờ huấn luyện có thể cắt tóc được ngay, không phải đi xa, không phải chờ đợi lâu và đặc biệt khi đơn vị có những nhiệm vụ đột xuất thì có thể cơ động kịp thời...
Bốn chữ “CHINH PHỤC CHÍNH MÌNH” được in hoa trong sách “Đồng hành cùng con học tiếng Anh” của tác giả Thủy Đỗ thực sự có sức nặng. Nó làm mình nhớ lại khoảng thời gian hơn 2 năm qua từ khi nhen nhóm ý định xây dựng một môi trường song ngữ Việt - Anh cho con.
Hai năm là hơn 700 ngày, có phải ngày nào mình cũng cho con nghe tiếng Anh, cũng nói chuyện với con bằng tiếng Anh, hay cũng đọc sách bằng tiếng Anh cho con không?
Chắc chắn là không thể chằn chặn đúng đủ 730 ngày. Nhưng có một điều mà mình làm được, đó là mình chưa từng nghĩ đến việc bỏ cuộc, không dùng tiếng Anh với con nữa. Với mình, đó thực sự là một cuộc chinh phục mà như tác giả Thủy Đỗ nói. Nó chính là cảm giác nỗ lực vượt qua chính mình.
Vượt qua cảm giác ngại ngùng gượng gạo ban đầu khi nói tiếng Anh và đọc sách tiếng Anh cho con (vì sau nhiều năm không dùng tiếng Anh thường xuyên, cảm giác phản xạ đã kém nhạy đi nhiều).
=> Mình chỉ nói với con mình thôi mà. Hãy cứ tự tin lên!
Vượt qua nỗi sợ người khác đánh giá tiếng Anh mình chưa chuẩn, chưa tốt rồi ảnh hưởng đến phát âm của con.
=> Thà nói được mà chưa tốt còn hơn không nói chút nào.
Vượt qua cơn lười biếng, mệt mỏi, đã đủ thứ việc rồi, thời gian đâu ngồi xem với con, vừa xem vừa hát vừa nhảy, vừa làm trò. Mở cho con xem video một mình, để mình làm việc khác chẳng tiện hơn ah?
=> Nghĩ đến việc 2 mẹ con có khoảng thời gian chất lượng cho nhau, vừa học vừa chơi vừa cười hi ha cũng đáng để đổi 15 phút chứ.
Vượt qua sự từ chối của con, không hợp tác của con khi con không muốn mẹ nói tiếng Anh, chỉ muốn mẹ đọc truyện tiếng Việt. Hoặc chỉ thích đọc quyển này/xem cái này (do thích chủ đề này), không muốn đọc quyển khác/xem video khác.
=> Con không hợp tác lúc này thì còn lúc khác, thử lại lần sau, không sao.
Vượt qua cái suy nghĩ bám rễ trong đầu: mình làm sao mà dạy được con, bụt chùa nhà không thiêng đâu, cứ để lớn rồi cho đến lớp cô giáo dạy. Mình càng nhàn.
=> Bố mẹ càng đồng hành cùng con được bao nhiêu, thì càng dễ khuyến khích động viên con bấy nhiêu chứ.
Vì hành trình chinh phục chính mình, hay chinh phục tiếng Anh, đều là một hành trình dài hơi, mà bạn hoàn toàn có thể làm tiếp sau một vài ngày bỏ qua.
Chỉ cần không dừng lại, thì hành trình chinh phục ấy lại gần hơn sau mỗi ngày!
Bạn thân mến, khi chia sẻ nội dung bài viết này, mong bạn dùng nút share hoặc copy đường link dẫn bài viết để bảo vệ công sức của tác giả.
Độ tuổi gọi nhập ngũ được căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Theo đó, độ tuổi được gọi nhập ngũ theo quy định hiện nay là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
Trường hợp người đang học cao đẳng, đại học thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ và độ tuổi được gọi nhập ngũ sẽ kéo dãi đến hết 27 tuổi.
Việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
Theo quy định của pháp luật thì chỉ có con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một hoặc con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mới thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự.
Do đó, bạn không thuộc những đối tượng nêu trên nên trường hợp cha mẹ của bạn là sĩ quan Quân đội nhân dân cấp tá và bạn nằm trong độ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự thì bạn vẫn phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của địa phương như bình thường.
Cha mẹ là sĩ quan Quân đội nhân dân cấp tá thì con trai có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ Internet)