Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2022 ước đạt 68,5%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III-2022 ước tính là 50,8 triệu người. Con số này bao gồm 14 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 17 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực dịch vụ 19,8 triệu người, chiếm 39%.
Tính chung 9 tháng năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,5 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,9 triệu người, tăng 4,5%; khu vực dịch vụ là 19,7 triệu người, tăng 4,8%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III-2022 ước tính là 2,28%. Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%, trong đó khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,02%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 tuổi đến 24 tuổi) 9 tháng năm 2022 ước tính là 7,86%, trong đó khu vực thành thị là 9,65%; khu vực nông thôn là 6,91%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III-2022 là 1,92%. Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,29%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,75%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,63%.
Theo kết quả sơ bộ từ khảo sát mức sống dân cư trong 9 tháng năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư đã ngày càng cải thiện. Trong 9 tháng năm nay, có 25,4% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 của Chính phủ tiếp tục được thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 22-9-2022 gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 3.539 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại 120.295 doanh nghiệp.
Thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam làm việc tại một nhà máy dệt kim ở Mitsuke, tỉnh Niigata, Nhật Bản. Ảnh: reuters.com
Ngày 27/1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) thông báo tính tới cuối tháng 10/2022, số người nước ngoài đang làm việc ở nước này đạt mức cao kỷ lục là 1.822.725 người, tăng 5,5% so với thời điểm cùng kỳ năm 2021.
MHLW cho biết trong số trên 1,82 triệu người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, số người có quốc tịch Việt Nam đông nhất lên tới 462.384 người, chiếm 25,4%. Tiếp theo là công dân Trung Quốc (385.848 người, chiếm 21,2%) và Philippines (206.050 người, chiếm 11,3%).
Về phía đơn vị tuyển dụng, số lượng cơ sở đang sử dụng lao động nước ngoài tăng cao kỷ lục lên 298.790, tăng 4,8%, trong đó các cơ sở kinh doanh dưới 30 nhân viên chiếm tới 61,4%. Tính theo tư cách cư trú, số lao động nước ngoài có thị thực chuyên gia và kỹ sư tăng 21,7% lên 479.949 người và số người có tư cách vĩnh trú hoặc vợ/chồng của công dân Nhật Bản tăng 2,6% lên 595.207 người.
Trong khi đó, số lượng thực tập sinh kỹ năng nước ngoài lại giảm 2,4% xuống còn 343.254 người. Đây là năm thứ 2 liên tiếp số lượng thực tập sinh kỹ năng ở nước này giảm, một phần do các biện pháp kiểm soát biên giới mà Chính phủ Nhật Bản thực hiện để kiểm soát dịch COVID-19.
Về mặt địa lý, thủ đô Tokyo là nơi có đông lao động nước ngoài làm việc nhất, với 500.089 người. Tiếp theo là tỉnh Aichi ở miền Trung với 188.691 người và tỉnh Osaka ở phía Tây với 124.570 người./.