(ABO) Từ năm 2017, ông Dương Kỳ Hiệp sáng lập viên (Công ty Cổ phần Khởi nghiệp Nông nghiệp sáng tạo) tại ấp Vĩnh Phước, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã định hướng xây dựng, phát triển mô hình “Nông nghiệp tuần hoàn khép kín công nghệ cao” với mong muốn có được thực phẩm sạch tốt nhất cho người tiêu dùng và thân thiện môi trường.
(ABO) Từ năm 2017, ông Dương Kỳ Hiệp sáng lập viên (Công ty Cổ phần Khởi nghiệp Nông nghiệp sáng tạo) tại ấp Vĩnh Phước, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã định hướng xây dựng, phát triển mô hình “Nông nghiệp tuần hoàn khép kín công nghệ cao” với mong muốn có được thực phẩm sạch tốt nhất cho người tiêu dùng và thân thiện môi trường.
Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 07/10/2015 Ngày cập nhật: 8/10/2015
Xác định cây màu là một trong những thế mạnh kinh tế, thời gian qua, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp thực hiện nhiều chương trình, dự án, mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển cho vùng chuyên canh màu ở các xã cù lao. Việc chính thức đưa vào hoạt động khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 8,4ha ở xã Tân Thạnh, hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng mới cho nền sản xuất nông nghiệp địa phương.
Ớt giống được sản xuất tại khu nông nghiệp công nghệ cao
Ông Nguyễn Văn Thật - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình cho biết: “Với chức năng chính là sản xuất giống cây màu theo quy trình công nghệ cao phục vụ cho vùng màu chuyên canh của huyện; thực hiện các mô hình trình diễn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; liên kết tiêu thụ nông sản... Dự án Nông nghiệp công nghệ cao do Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm làm chủ đầu tư sẽ mở ra nhiều triển vọng mới cho sản xuất cây màu trên địa bàn huyện Thanh Bình. Qua đây, người nông dân có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hiện đại, giúp tăng lợi nhuận và chủ động hơn trong sản xuất trước bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay”.
Theo phân tích của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ba - giảng viên Trường Đại học Cần Thơ: “Thời gian qua, việc sản xuất giống rau của tỉnh Đồng Tháp, cụ thể là cây ớt giống ở huyện Thanh Bình vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vì khi nông dân sản xuất theo kỹ thuật truyền thống với quy mô nhỏ lẻ sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng ở lứa tuổi cây con. Bên cạnh đó, nếu nông dân sử dụng nguồn cây giống không tốt không những làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận của người sản xuất. Khi tăng chi phí đầu tư cũng đồng nghĩa với ảnh hưởng môi trường sinh thái do sử dụng nhiều loại phân, thuốc hóa học làm bạc màu tầng đất canh tác”.
Cũng theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ba, nếu sản xuất cây giống theo quy trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của Ecofarm sẽ giúp khắc phục được các yếu tố bất lợi của môi trường, đặc biệt trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như mưa bão, khô hạn thất thường, dịch hại bộc phát do sản xuất thâm canh. Việc sản xuất giống với quy mô lớn, với chất lượng giống đồng nhất sẽ giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất, giúp ngành nông nghiệp huyện Thanh Bình an tâm hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm đặc thù của địa phương, giúp doanh nghiệp mạnh dạn ký kết hợp đồng xuất khẩu và đầu tư công nghệ sấy hay chế biến đa dạng sản phẩm từ ớt.
Ông Trần Văn Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm Đồng Tháp cho biết: “Sau khi hoàn thiện một số hạng mục, dự kiến trung bình mỗi năm đơn vị có thể cung cấp cho nông dân trên 15 triệu cây giống. Bên cạnh việc sản xuất giống cung cấp cho nông dân ở vùng màu, công ty cũng hướng đến sản xuất một số loại nông sản có giá trị kinh tế cao trong khu nhà kính như: dưa lưới, dưa lê, khoai môn... Ngoài ra, chúng tôi sẽ thực hiện nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho nông dân. Thông qua dự án này, Ecofarm mong muốn giúp người nông dân ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng cơ giới hóa với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp”.
Ngoài mảng hoạt động chính là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Ecofarm cũng là một trong những doanh nghiệp sớm gắn bó trong việc thực hiện liên kết tiêu thụ cho vùng bắp lai nguyên liệu của huyện Thanh Bình. Năm 2014, doanh nghiệp ký kết tiêu thụ 50ha bắp lai cho nông dân ở các xã cù lao, năm 2015 đơn vị mở rộng diện tích liên kết khoảng 80ha. Dự kiến năm 2016, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng liên kết tiêu thụ bắp lai cho nông dân ở huyện Thanh Bình và huyện Tam Nông.
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP MƯỜI
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, được Bộ Nông Nghiệp & Công Nghiệp Thực Phẩm (nay là Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn) ra quyết định thành lập năm 1983. Chức năng - nhiệm vụ được Viện trưởng Viện KHKTNN miền Nam giao như sau:
* Chức năng: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về một số lĩnh vực nhằm sử dụng có hiệu quả về đất phèn và đất xám vùng Đồng Tháp Mười và các vùng khác có điều kiện tương tự.
- Xây dựng và thực hiện đề tài, dự án có tính chất chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học và công nghệ để khai thác có hiệu quả 02 loại đất chính là: đất phèn và đất xám ở vùng Đồng Tháp Mười.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ theo sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam trên cơ sở phối hợp chặt chẽ các mặt hoạt động với các Phòng, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc Viện.
- Khảo nghiệm giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Trao đổi thông tin về kết quả khoa học công nghệ của Trung tâm với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước theo qui định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện dịch vụ tư vấn, phát triển sản phẩm khoa học công nghệ của cơ quan, đơn vị nghiên cứu khác vào sản xuất.
- Tổ chức hoạt động dịch vụ nông nghiệp như: sản xuất và cung ứng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư trang thiết bị khác theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Trụ sở chính: xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An
ThS. Nguyễn Viết Cường – Giám Đốc
ThS. Hoàng Văn Bằng – Phó Giám Đốc
ThS. Nguyễn Văn Mạnh – Phó Giám Đốc
- Phòng nghiên cứu và phát triển
Với đội ngũ cán bộ viên chức gồm 21 người, trong đó có 2 Thạc sĩ, 12 Kỹ sư, 1 Cao đẳng, 2 Trung cấp và 4 nhân viên phục vụ. Trong đó có 10 người trực tiếp tham gia nghiên cứu Khoa học - chuyển giao.
Trung tâm có đủ điều kiện đáp ứng cho hoạt động nghiên cứu- chuyển giao như máy móc phục vụ nghiên cứu, nhà lưới, hệ thống nhà kho, sân phơi, hệ thống máy sấy, máy phân loại, khoảng 60 ha đất cho nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng, nhân giống, thực hiện mô hình trình diễn, đủ trang thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc và điều kiện khác…
HỢP TÁC NGHIÊN CỨU - SẢN XUẤT KINH DOANH
Hiện Trung tâm đã có sự phối hợp chặt chẽ, quan hệ tốt với một số Cty trong việc thực hiện nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, sản xuất kinh doanh giống lúa.
Trung tâm NC và PTNN Đồng Tháp Mười là đơn vị có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đóng góp có ý nghĩa vào thành công chung trong sự nghiệp phát triển Nông nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười và một số vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm có 02 giống lúa được công nhận cấp Quốc gia, 04 giống lúa cấp khu vực hóa (nay là sản xuất thử ) và 09 tiến bộ kỹ thuật
Đặc biệt, Trung tâm đã thực hiện thành công dự án ISA/FOS/ĐTM (dự án NGO) hợp tác với nước ngoài trong 10 năm 1992 - 2002. Kết quả của dự án đóng góp quan trọng cho sự khai thác thành công đất phèn vùng Đồng Tháp Mười.
- Huân chương lao động hạng III năm 1992; Huân chương lao động hạng II năm 1997
- Bằng khen UBND tỉnh Long An “Đã có nhiều đóng góp tích cực khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An” năm 1993.
- Bằng khen UBND tỉnh Long An “Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 10 năm đổi mới (1990 - 1999)”.
Trung tâm sẵn sàng hợp tác nghiên cứu với các Viện, Trường trong và ngoài nước, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất vùng Đồng Tháp Mười và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm Nghiên cứu và PTNN Đồng Tháp Mười
Xã Bình Tân, Thị xã Kiến Tường, Long An
Điện thoại: 072.3951891; 3951820; 3951821
Email: [email protected]; [email protected]; [email protected]
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Tào Tấn Tài - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Tháp (KC&TVPTCN) - cho biết, thực hiện Chỉ thị số 04 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trung tâm đã chủ động, rà soát, xây dựng các đề án nhóm thuộc chương trình khuyến công địa phương theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Theo đó, bằng nhiều hình thức, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương, năm 2021 Trung tâm KC&TVPTCN đã thực hiện 13 đề án, hỗ trợ cho 20 cơ sở công nghiệp nông thôn thực hiện mô hình trình diễn, đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến với tổng kinh phí hỗ trợ là 4,2 tỷ đồng. Đây là chương trình trọng tâm trong hoạt động khuyến công, được nhiều địa phương, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn Đồng Tháp quan tâm. Một số ngành nghề được tập trung hỗ trợ là công nghiệp chế biến rau quả, nông sản, sản xuất các sản phẩm sau gạo…
Theo ghi nhận, các đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến sau khi triển khai thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đơn cử như Công ty TNHH MTV Thủy sản Mỹ Sa (TP. Sa Đéc - Đồng Tháp) được sự hỗ trợ của chương trình khuyến công triển khai thực hiện Đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất sản phẩm, đã góp phần giúp đơn vị nâng cao năng lực sản xuất các loại thực phẩm chế biến có chất lượng cao. Đặc biệt, quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tương tự, từ nguồn kinh phí khuyến công, sau khi đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến đã giúp Cơ sở Sản xuất kinh doanh bột thực phẩm Lê Hà (huyện Châu Thành - Đồng Tháp) nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm ổn định và đồng nhất, bảo quản tốt hơn, bảo đảm an toàn thực phẩm, bao bì bắt mắt, đáp ứng thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.
Là doanh nghiệp thụ hưởng từ nguồn kính phí khuyến công quốc gia, ông Huỳnh Văn Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Huy (Đồng Tháp) đánh giá cao các chương trình khuyến công của ngành Công Thương Đồng Tháp đối với các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
“Nguồn vốn hỗ trợ từ đề án đã giúp công ty mạnh dạn đầu tư mua sắm những thiết bị máy móc tiên tiến, từ đó nâng cao giá trị nông sản, giảm giá thành làm ra sản phẩm, năng suất nâng lên khoảng 30 - 40%. Đồng thời, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu như Hoa Kỳ, Singapore…” - Giám đốc Công ty Nam Huy khẳng định.
Từ những chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương đã phát huy hiệu quả giúp DN, cơ sở công nghiệp nông thôn Đồng Tháp đầu tư may móc, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, gia tăng giá trị sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất., nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để tiếp tục phát huy mạnh mẽ tiềm lực của ngành công nghiệp khu vực nông thôn, đưa ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, Giám đốc Trung tâm KC&TVPTCN cho biết, trong năm 2022, Trung tâm tiếp tục triển khai chính sách khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực.
Theo đó, Trung tâp khuyến công tập trung triển khai khoảng 20 đề án hỗ trợ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, lĩnh vực công nghiệp chế biến. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ năng lực nghiên cứu, đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, tạo điều kiện ưu tiên cho các cơ sở bước đầu áp dụng công nghệ cao.
Cùng với đó, Trung tâm KC&TVPTCN đăng ký thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản” thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Công Thương.
Có thế thấy, các hoạt động khuyến công không chỉ hỗ trợ từ kinh phí của nhà nước, mà là cơ chế khai thác tối đa các thế mạnh về đầu tư, sản xuất, quản lý, khả năng sáng tạo của các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn. Mặt khác, với đòn bẩy từ hoạt động khuyến công sẽ giúp các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn chủ động nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạch tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.