Phim Vui Lên Nào

Phim Vui Lên Nào

Sau khi phim “Trạm cứu hộ trái tim” kết thúc, bộ phim “Vui lên nào, anh em ơi” của đạo diễn Vũ Minh Trí sẽ nối sóng vào 21 giờ 40 phút, thứ 2, 3, 4 hàng tuần trên VTV3, bắt đầu từ ngày 8-7 tới.

Sau khi phim “Trạm cứu hộ trái tim” kết thúc, bộ phim “Vui lên nào, anh em ơi” của đạo diễn Vũ Minh Trí sẽ nối sóng vào 21 giờ 40 phút, thứ 2, 3, 4 hàng tuần trên VTV3, bắt đầu từ ngày 8-7 tới.

Diễn viên Thái Sơn kể những tình huống hài hước, gây cười khi đóng phim “Vui lên nào, anh em ơi”.

“Thắng là nhân vật mộc mạc, chân thành và rất cả nể, dễ tin người. Nên mỗi câu thoại cũng như diễn xuất của Thắng dễ gây cười. Có nhiều cảnh tôi còn nhờ đạo diễn đá hay đấm tôi để tiết chế bớt nụ cười, đạt tiến độ quay phim chứ cảnh quay ngoài trời mùa hè nóng lên đến 38-40 độ C cứ cười nhiều quá ảnh hưởng đến mọi người”, diễn viên Thái Sơn hài hước kể.

Nam diễn viên cũng cho biết anh rất thích câu chuyện phim. “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn, đồng thời cũng khẳng định giá trị của niềm tin, của sự khích lệ, lối sống tích cực, cái nhìn văn minh của mỗi người đối với những người xung quanh mình, cộng đồng và xã hội.

Từng ghi dấu ấn với những bộ phim hài hước như “Lối về miền hoa”, “Đừng làm mẹ cáu”,… đạo diễn Vũ Minh Trí một lần nữa mang lối kể chuyện dí dỏm vào bộ phim “Vui lên nào, anh em ơi”. Các tình huống trong phim không bi lụy, nặng nề mà tươi sáng, nhẹ nhàng, các sự kiện được giải quyết nhanh gọn, liên tục nhằm mang lại cho khán giả một bộ phim có màu sắc tươi vui.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.

Vui lên nào, anh em ơi không chỉ thu hút bởi câu chuyện giản dị, gần gũi mà còn bởi thông điệp tích cực, giúp khán giả tìm thấy sự an ủi và niềm tin trong cuộc sống. Điều đầu tiên phải nói đến là cách mà bộ phim truyền tải câu chuyện về hành trình khởi nghiệp của ba thanh niên làng như Tiến, Thắng và Hưng. Họ không phải là những anh hùng hay những người có xuất thân giàu có, mà chỉ là những người đàn ông không còn trẻ với nhiều ước mơ nhưng lại gặp không ít khó khăn trên con đường lập nghiệp.

Chính sự giản dị và chân thực trong việc xây dựng các nhân vật đã tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với khán giả, bởi ai trong chúng ta cũng có thể thấy mình đâu đó trong câu chuyện của họ. Tiến, Thắng và Hưng đều mang những khát vọng cháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với thất bại và sự chỉ trích từ gia đình, người thân, làng xóm.

Tuy nhiên, thay vì bị đè bẹp bởi những khó khăn đó, bộ ba đã chọn cách đứng dậy và tiếp tục cố gắng. Sự kiên trì, tinh thần đoàn kết và lòng tin vào bản thân đã giúp họ dần trưởng thành và đạt được những thành công nhất định. Đây chính là thông điệp tích cực mà bộ phim muốn gửi gắm: dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu, chỉ cần chúng ta không từ bỏ, chắc chắn sẽ tìm thấy ánh sáng ở cuối con đường.

Một trong những điểm đặc biệt của Vui lên nào, anh em ơi là cách mà phim mang lại tiếng cười và sự lạc quan qua những tình huống hài hước nhưng rất đời thường.

Vai diễn của NSƯT Thái Sơn trong vai Thắng, chàng trai ngốc nghếch nhưng tốt bụng, đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả. Thái Sơn đã thể hiện xuất sắc hình ảnh một thanh niên luôn mang trong mình sự hồn nhiên, trong sáng và niềm tin vào cuộc sống, bất chấp những khó khăn và nghịch cảnh.

Chính sự tươi mới và lạc quan từ nhân vật Thắng đã góp phần làm nên sức hút riêng của bộ phim, biến nó thành một tác phẩm chữa lành giữa muôn vàn phim truyền hình "drama" nặng nề.

Nhiều bộ phim hiện nay thường khai thác các yếu tố kịch tính để tạo nên sức hút, không ít trong số đó lại gây ra cảm xúc tiêu cực và tranh cãi trong khán giả. Điều này khiến Vui lên nào, anh em ơi trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết.

Một bộ phim mang đến cảm xúc tích cực, hài hước, nhân văn

Bộ phim không hề xa rời thực tế, mà ngược lại, rất gần gũi và chân thực, nhưng cách tiếp cận vấn đề và giải quyết tình huống lại mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu. Thay vì làm khán giả cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng, phim giúp họ thư giãn, tìm thấy niềm vui và sự an ủi trong những khoảnh khắc đời thường.

Đạo diễn Vũ Minh Trí và ê kíp của mình đã thành công trong việc tạo ra một không gian phim vừa hài hước vừa xúc động, nơi mà khán giả có thể thấy được giá trị của tình bạn, của sự kiên trì, và niềm tin vào bản thân. Đây chính là điều mà phim ảnh cần hướng tới trong bối cảnh hiện nay: không chỉ mang đến những giây phút giải trí, mà còn giúp khán giả cảm thấy được chữa lành và tìm thấy niềm tin vào cuộc sống.

Sự thành công của Vui lên nào, anh em ơi cho thấy những bộ phim có nội dung chữa lành, nhẹ nhàng và đầy cảm xúc tích cực cần được phủ sóng nhiều hơn trên truyền hình trong thời gian tới. Vì cuộc sống đã quá mỏi mệt và khán giả cần không gian thư giãn, xem tác phẩm giải trí đúng nghĩa.

Mọi ý kiến, bài viết bình luận về phim Việt, độc giả có thể gửi về địa chỉ email: [email protected]. Xin cảm ơn!

Tăng 4kg, cắt tóc để tạo hình phù hợp cho nhân vật

- Vai diễn mới của Anh Đào rất khác và lạ so với những vai diễn trước của chị?

Thanh Thu trong Vui lên nào anh em ơi vẫn là một cô gái nông thôn, tự lực cánh sinh. Cô ấy đanh đá, thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình với mọi người nhưng giàu tình cảm. Tuy nhiên, hoàn cảnh của Thanh Thu rất khác so với những nhân vật trước của tôi vì cô ấy đã có chồng con, từng trải hơn.

Ngoài đời, tôi chưa lập gia đình nên phải thay đổi bản thân khá nhiều để không còn là cô gái nhí nhảnh, hồn nhiên nữa mà là một người mẹ gánh vác gia đình. Những ngày đầu đi quay, tôi chưa vào vai được tốt nhưng sau này quen rồi, tôi thoải mái thể hiện nhân vật tốt hơn.

- Anh Đào làm gì để nhân vật lần này có sự khác biệt so với những vai diễn trước đó?

Tôi thay đổi ngoại hình, cố gắng tăng 4kg cho phù hợp với vai diễn. Tôi thuộc tuýp người rất khó tăng cân, cộng thêm giờ giấc ăn uống không đảm bảo nên phải dùng thuốc hỗ trợ để tăng được cân. Khi tăng cân, khuôn mặt tôi nhìn đằm thắm, già hơn nhưng tôi không ngại điều đó bởi tiêu chí đầu tiên khi lên phim là phải có một tạo hình nhân vật khiến khán giả tin. Khi khán giả tin tôi mới có thể làm những điều tiếp theo để thuyết phục họ.

Ngoài ra, tôi cũng cắt tóc, nhuộm kiểu phù hợp, tự tay ra chợ, vỉa hè mua những bộ quần áo tồn kho, cũ cho nhân vật của mình.

Về diễn xuất, tôi đầu tư rất nhiều thời gian để đọc và nghiên cứu kỹ kịch bản. Khi bế tắc, tôi nhờ cô Kim Oanh tư vấn, giúp đỡ. Hướng mà cô Kim Oanh gợi ý giúp tôi rất phù hợp, khiến tôi vỡ ra nhiều điều. Nghĩ lại tôi thấy mình rất sáng suốt khi nhờ sự trợ giúp của cô. Nếu tự ngồi ở nhà nghiên cứu, có lẽ tôi sẽ không thể diễn ra một nhân vật Thanh Thu vừa chua ngoa lại vừa sâu sắc, trưởng thành như vậy.

- Anh Đào từng chia sẻ không sợ xấu khi lên phim nhưng vẫn có khán giả chê tạo hình của nhân vật Thanh Thu xấu, già, chị nghĩ sao?

Đó cũng là điều tôi khá lo lắng. Tôi “tàu ngầm” đọc hết bình luận của khán giả đấy, đặc biệt là những góp ý, thậm chí những đánh giá tiêu cực một chút để thấy mọi người đang cảm nhận như thế nào về vai diễn. Mỗi người sẽ có đánh giá riêng nhưng tôi nghĩ, khán giả muốn nhận xét tức là họ còn ấn tượng với nhân vật, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Để đánh giá công tâm, tôi thấy những nhận xét tích cực đang nhiều hơn tiêu cực với nhân vật Thanh Thu.

Lựa chọn tạo hình của nhân vật có thể không hoàn hảo nhưng tôi muốn hướng tới một giao diện hoàn toàn khác của bản thân trong mắt khán giả.

- Lần đầu hợp tác, Anh Đức là bạn diễn thế nào?

Anh Đức rất trẻ so với tuổi. Vì vậy khi lên phim, anh em chúng tôi không bị chênh lệch gì nhiều về ngoại hình dù hơn kém nhau 13 tuổi. Ban đầu, tôi tưởng tượng anh ấy là một người “nhây” giống trên phim nhưng anh Đức cực kỳ hướng nội, điềm tĩnh, nhẹ nhàng, khiêm tốn, giản dị và đơn thuần.

Mỗi khi đi quay, tôi thường sợ mình làm không tốt ảnh hưởng tới mọi người nên luôn mong bạn diễn thoải mái góp ý. Lần này đóng vợ chồng với anh Đức tôi cũng hơi lo. Trước khi quay, tôi đã trao đổi cởi mở với anh ấy để có thể hợp tác tốt nhất. Sau đó, rất may là anh em tung hứng được với nhau rất êm xuôi.

Trong phim cũng có chút cảnh nóng nhưng khi tập trung, tôi quên đi sự gượng gạo để thể hiện tốt nhất vai diễn.

- Có phải bạn diễn hài hước cũng khiến chị có cảm xúc hơn khi đóng chung?

Tôi nghĩ cũng có ý đúng đó. Để bắt nhịp được với bạn diễn, chúng tôi phải tương tác rất nhiều. Khi diễn luôn nghĩ mình làm sao cho đúng chứ chưa nghĩ đến hài hước. Vì vậy, với mỗi tình huống, nếu tôi làm đúng thì tự nhiên nó sẽ ra chất hài hước. Ngoài ra, sự thảo luận trao đổi trước khi quay cũng rất quan trọng. Tôi và anh Đức có sự trao đổi bàn bạc khá kỹ trước mỗi cảnh quay.

Tôi khóc tu tu vì thấy mình tệ, yếu kém quá

- Có lẽ chị có rất nhiều kỷ niệm khi quay bộ phim này?

Trước Vui lên nào anh em ơi, nhân vật Phương trong Gặp em ngày nắng gây ấn tượng khá tốt với khán giả. Cũng vì vậy, tôi bị lưu luyến cảm xúc nhân vật và chưa hẳn đã thoát được vai.

Trong những ngày đầu đi quay, có một cảnh quay ngắn về việc Thanh Thu thất vọng tột cùng với chồng mà tôi không thể làm được. Anh Đức đã hỗ trợ tôi rất nhiều. Anh ấy và cả đoàn phim không thở dài hay phàn nàn gì khiến tôi phân tâm. Có lúc tôi tự cấu tím đùi để có thể tập trung làm tốt. Khi hoàn thành xong cảnh này, tôi thực sự chưa ưng, tự dặn mình phải tập trung cao độ những cảnh quay sau.

Về nhà, tôi khóc tu tu vì thấy mình tệ, yếu kém quá. Tôi tự chất vấn bản thân tại sao có thể không tập trung được như thế. Nhưng nhờ mọi người động viên, tôi đã làm tốt hơn rất nhiều.

- Xem phim thấy Thanh Thu ghê gớm nhưng hình như Anh Đào ở ngoài là một cô gái có tính cách hoàn toàn trái ngược với nhân vật?

Thật ra tôi chưa lấy chồng nên không biết khi mình vào hoàn cảnh giống Thu thì sẽ thay đổi như thế nào. Khi người khác không làm gì mình, tôi cũng không làm gì họ. Nhưng khi ai đó đụng tới gia đình, tôi cũng sẽ không thể ngồi im. Tuy nhiên, tôi luôn chọn giải quyết mọi chuyện theo hướng dĩ hòa vi quý. Tôi không thích tranh luận, cãi nhau hay to tiếng vì sẽ không giải quyết được chuyện gì. Cách xử lý của Thu không giống với tiêu chí của tôi.

- Gần đây, Anh Đào đóng chính trong khá nhiều bộ phim giờ vàng của VTV, điều đó có ý nghĩa như thế nào với chị?

Đúng là gần đây tôi cũng được tham gia nhiều phim. Mỗi bộ phim, nhân vật, đạo diễn sẽ cho tôi bài học riêng. Đến giờ, tôi thấy càng làm mình càng vỡ ra được nhiều điều, thấy mình đang ở đâu, cần cải thiện điều gì… Tôi vẫn tự chất vấn bản thân mỗi ngày và thấy phải học hỏi nhiều hơn nữa. Khi có được những cơ hội đóng phim quý giá như vậy, tôi luôn trân trọng, cố gắng và quyết tâm làm tốt, phải sống hết mình với đam mê khi còn sức khỏe, còn thanh xuân.

- Anh Đào chia sẻ không sợ xấu khi lên phim, đến giờ chị vẫn giữ nguyên quan điểm?

Chắc chắn là tôi vẫn giữ nguyên quan điểm rồi. Tôi chỉ muốn nói, diễn viên lên phim có thể xấu nhưng điều đó lại đẹp với nhân vật. Tôi luôn phân biệt rõ điều đó, làm sao cho nhân vật đẹp nhất, đúng nhất, đời nhất. Nhiều khi khán giả bị nhầm lẫn giữa cái xấu của diễn viên và xấu của nhân vật. Nhân vật sẽ đẹp khi mọi thứ đều hợp lý. Nếu ở hoàn cảnh của Thanh Thu mà xinh đẹp thì là bất thường.

Tôi cũng biết nhan sắc của mình không thuộc dạng “câu view” nên không nặng nề chuyện đẹp xấu khi lên phim. Tôi chỉ cố gắng diễn sao để sao nhân vật thuyết phục được khán giả. Những vai tôi nhận đều là những cô gái nghèo vượt khó, nhiều cảm xúc, thăng trầm trong cuộc sống nhưng đều có cái kết hạnh phúc.

- Đóng người vợ ghê gớm, già xấu hơn ngoài đời như vậy, bạn trai chị nhận xét ra sao?

Người yêu luôn kề vai sát cánh bên tôi. Chúng tôi quá hiểu nhau bởi trước khi yêu là đồng nghiệp và là anh em chơi với nhau. Đôi khi chúng tôi tâm sự về nghề rất thoải mái, góp ý thiện chí với nhau, chưa bao giờ để công việc ảnh hưởng đến tình cảm.

Những điều gì tôi cảm thấy mình làm chưa ổn đều xin anh góp ý. Anh ấy cũng là người trong nghề nên có thể đưa ra những lời khuyên vô cùng có ích với tôi. Đôi lúc, tôi cũng khó chịu khi bị chê nhưng đó chỉ là cảm giác ban đầu. Sau đó, tôi vẫn nhìn lại mình xem nhận xét đó có đúng hay không để hoàn thiện hơn.