Tại Sao Việt Nam Lại Xuất Khẩu Dầu Thô Trong Khi Vẫn

Tại Sao Việt Nam Lại Xuất Khẩu Dầu Thô Trong Khi Vẫn

Việt Nam có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn. Mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu hàng triệu tấn dầu thô trong khi vẫn xuất khẩu là có lý do.

Việt Nam có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn. Mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu hàng triệu tấn dầu thô trong khi vẫn xuất khẩu là có lý do.

Lượng nhập khẩu dầu thô gấp 5 lần xuất khẩu

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, nhập khẩu dầu thô đạt 705,5 nghìn tấn, tương đương 500 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 47% lần về giá trị so với tháng 4.

Lũy kế 5 tháng, nhập khẩu dầu thô đạt 4 triệu tấn, tương đương 2,5 tỷ USD, tăng 5% về lượng nhưng tăng 44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 165,5 nghìn tấn, tương đương 182 triệu USD, giảm 28% về lượng và giảm 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế 5 tháng, xuất khẩu dầu thô đạt 788 nghìn tấn, tương đương 862 triệu USD, giảm 38% về lượng nhưng tăng 37% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trong tháng 5, giá dầu thô nhập khẩu khoảng 709 USD/tấn, tăng gấp 1,5 lần so với tháng 5/2021 và tăng hơn 4 lần so với tháng 5/2020.

Tính chung 5 tháng, giá dầu thô nhập khẩu đạt 696 USD/tấn, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, giá dầu thô xuất khẩu trong tháng 5 đạt 960 USD/tấn, giảm 15% so với tháng 4 nhưng vẫn tăng hơn 1,8 lần so với tháng 5/2021.

Lũy kế 5 tháng, giá dầu thô xuất khẩu trung bình đạt 866 USD/tấn, tăng 78,5% so với cùng kỳ năm 2021.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Như vậy, 5 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu dầu thô của Việt Nam gấp hơn 5 lần so với lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, giá xuất khẩu dầu thô có phần nhỉnh hơn giá nhập khẩu khoảng 35%.

Vì sao Việt Nam vừa xuất, vừa nhập khẩu dầu thô?

Là quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô cho hai nhà máy lọc dầu trong nước.

Lý giải điều này, chuyên gia Đào Nhật Đình, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, dù đều là hỗn hợp hydrocarbon nhưng dầu thô có rất nhiều nguồn trên thế giới, theo báo Tiền Phong.

Mỗi mỏ khai thác cho ra một loại dầu thô khác nhau về tính chất vật lý, thành phần hóa học. Thông thường, dầu thô được chia thành dầu ngọt và dầu chua (dựa trên hàm lượng lưu huỳnh) và dầu nặng, dầu nhẹ (dựa trên tỷ trọng của dầu).

Trong khi đó, mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế để lọc một loại dầu nhất định, hoặc một hỗn hợp dầu có tính chất nhất định. Hiện nay, Việt Nam có hai nhà máy lọc dầu với khả năng lọc các loại dầu thô khác nhau.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn) được thiết kế để lọc dầu từ mỏ Bạch Hổ. Dầu Bạch Hổ của Liên doanh Vietsovpetro là loại dầu ngọt nhẹ, hàm lượng lưu huỳnh chiếm 0,03% trọng lượng.

Còn nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn được thiết kế cho hỗn hợp dầu Kuwait hàm lượng lưu huỳnh 2,52%. Do đó dù có khai thác được dầu trong nước nhưng không phải dầu thô nào cũng phù hợp với công nghệ lọc của hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất.

Vì vậy, Việt Nam vẫn phải xuất dầu thô không phù hợp công nghệ lọc trong nước và nhập khẩu loại dầu thô thích hợp để về lọc.

Trong 11 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 1 triệu tấn dầu thô, trị giá gần 610 triệu USD, giảm mạnh 51% về lượng và giảm 33,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng qua Việt Nam đã xuất khẩu 3,6 triệu tấn dầu thô, trị giá 2 tỷ USD, giảm mạnh 42,4% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu xét về mức giá trung bình thì giá dầu thô 11 tháng qua lại tăng rất mạnh. Cụ thể, giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đạt mức trung bình 566,4 USD/tấn, tăng mạnh 36,4%. Điều đáng nói là sau khi bất ngờ tăng trưởng mạnh vào tháng 10 thì kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 11/2018 lại sụt giảm, đã kéo theo mức giảm chung trong 11 tháng qua. Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù sản lượng dầu thô xuất khẩu sang quốc gia này đã giảm mạnh 51,4% và giảm 33,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc vẫn chiếm gần 30% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước. Cụ thể, xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc trong 11 tháng qua đạt 1,07 triệu tấn, tương đương 609,71 triệu USD. Mức giá xuất khẩu tăng 36,2%, đạt 570,2 USD/tấn. Đứng thứ hai là thị trường Thái Lan với sản lượng xuất khẩu 854 nghìn tấn, trị giá 491 triệu USD, giảm 7,8% về lượng nhưng tăng 25,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giá dầu thô xuất sang Thái Lan cũng tăng trên 36%, đạt 575,4 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu dầu thô lớn thứ ba của Việt Nam là Australia. Đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất trong số ít các thị trường có mức tăng trưởng dương. Theo đó, xuất khẩu dầu thô sang Australia trong 11 tháng đạt 691 nghìn tấn, tương đương 390 triệu USD, tăng 33% về lượng và tăng 77% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Còn lại, xuất khẩu dầu thô sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc Singapore, Mỹ, Malaysia... đều có kim ngạch sụt giảm. Cá biệt, xuất khẩu dầu thô sang Malaysia giảm đến gần 85% về lượng và gần 80% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Còn xuất sang Singapore cũng sụt giảm 75% về lượng và 66% về trị giá.