Đăng ký theo đoàn nhiều ưu đãi hơn
Đăng ký theo đoàn nhiều ưu đãi hơn
Cá thính, hay cá muối chua là món ăn lâu đời ở vùng chiêm trũng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Cá được chọn làm thính phải là cá nước ngọt, có vảy. Thính ủ cá được làm từ ngô rang giã nhỏ, thính ngô giúp cá thơm và hút nước để không bị tanh, săn chắc hơn.
Sau khi nhồi muối vào bụng cá, người ta lại rũ sạch muối ra. Thính ngô được phủ đều lên từng miếng cá. Mỗi lượt cá sẽ phủ một lớp lá ổi cùng với thính, trên cùng trải một lớp thính dày rồi ủ từ 6 tháng đến 1 năm, ủ càng lâu thì cá mới ngấm đều thính, hương vị càng đậm đà.
Nướng cá thính. Ảnh: Hòa Nguyễn.
Để làm món này, người Vĩnh Phúc cắt từng mảng thịt của bò mới mổ đem treo cạnh các tổ kiến để kiến bâu lên thịt. Kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt có vị cà cuống…
Các miếng thịt sau đó được đem về, dội qua nước muối loãng rồi đem thui trên bếp lửa than hồng. Để thịt không bị cháy mà vẫn chín bên trong, phải nhanh tay lật đều. Thịt bò kiến đốt chấm với nước tương làm từ ngô và đậu tương, pha thêm đường, gừng thái sợi và ăn kèm rau ngổ, rau thơm, khế chua và chuối chát.
Cách đây vài chục năm, người dân Tam Đảo trồng mỗi nhà một giàn su su để lấy quả ăn và bán. Từ ngày Tam Đảo nổi tiếng, lượng quả tiêu thụ tăng mạnh, người dân lại nghĩ ra món ngọn su su làm say mê thực khách. Ngọn su su có thể chế biến thành nhiều món ăn như ngọn su su luộc, ngọn su su xào, quả su su xào… Đến Tam Đảo nghỉ dưỡng, du khách không thể bỏ qua đặc sản này, ăn và mua về làm quà.
Bánh gio Tây Đình còn được gọi là bánh nắng. Cái tên này xuất phát từ màu sắc vàng óng của bánh sau khi chín. Bánh gio hình dài, tượng trưng cho ý nghĩa âm dương hòa hợp, nhờ vậy đây là hai loại bánh không bao giờ thiếu trên mâm cỗ ở Vĩnh Phúc.
Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo thơm, nước vôi, tro than (làm từ tro của thân lá cây vừng khô, tầm gửi, sương song), lá chít, và không thể thiếu được mật mía.
Chè kho Tứ Yên là một trong những món ăn được quân lính của vua Lý Nam Đế xưa kia rất yêu thích. Chè kho là món ăn bình dân được nấu hoàn toàn từ đậu xanh nên khâu chọn đậu quyết định một phần đến hương vị của chè.
Đậu xanh ngâm nước nửa ngày cho mềm rồi đồ cho chín, sau đó giã nhuyễn rồi trộn với nước đường và đun nhỏ lửa. Khi đun phải dùng hai chiếc đũa cả khuấy đều tay. Khi chè chín tới, người ta cho thêm nước hoa bưởi rồi múc chè ra bát, rắc lên trên vừng trắng.
Làm bánh trùng phải chọn gạo nếp ngon, ngâm qua rồi xay thành bột. Bột để ráo nước, không được cứng quá hoặc nhão quá. Sau đó, nặn bột thành những nắm có hình quả trám. Mật mía mua về thêm nước lọc để không quá ngọt, quá sánh.
Nước mật sau đó đem đun sôi rồi thả từng viên bánh vào để không dính vào nhau. Giữ lửa vừa phải cho đến khi bánh trở nên trong hơn là đã chín. Múc bánh ra đĩa, phủ nước mật vừa đun lên, rắc thêm một chút vừng rang. Bánh có thể để ăn cả tuần, khi ăn chỉ cần đun lên cho bánh mềm lại.
Tam Dương là huyện trồng nhiều dứa nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Ở đây có nhiều loại dứa ngon như dứa mật nhiều nước và ngọt, dứa mỡ gà ruột vàng nhạt, vị chua, “dứa Hướng Đạo” quả nhỏ, ruột giòn, vị ngọt hơi chua. Khách đến Tam Dương được ăn dứa thỏa thích.
Ảnh minh họa: Dứa Tam Dương thơm ngọt, nhiều nước.
Người ta có thể gọt hết cả mắt và thịt dứa bên ngoài, chỉ ăn ít ruột bên trong để không rát lưỡi, hoặc đập dứa vào gốc cây, vừa đập vừa xoay cho cho ruột dứa ra nước mật, sau đó dùng dao khoét một lỗ để uống nước mật tinh túy ấy.
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com