Chị Kim Ngọc, nhân viên văn phòng tại Hải phòng cho biết: Thông qua mạng xã hội Facebook, chị biết đến công việc làm cộng tác viên cho Shopee từ tài khoản “V. Ly” đăng trong nhóm “Việc làm online”. Theo tài khoản này đăng tải, Shopee là trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, số lượng đơn hàng lớn, là môi trường lý tưởng để bán hàng. Tuy nhiên, nếu là người không có kinh nghiệm, không có vốn thì có thể tham gia dưới hình thức cộng tác viên, kiếm tiền đơn giản, không ôm hàng, không cần kinh nghiệm, làm việc tại nhà…
Chị Kim Ngọc, nhân viên văn phòng tại Hải phòng cho biết: Thông qua mạng xã hội Facebook, chị biết đến công việc làm cộng tác viên cho Shopee từ tài khoản “V. Ly” đăng trong nhóm “Việc làm online”. Theo tài khoản này đăng tải, Shopee là trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, số lượng đơn hàng lớn, là môi trường lý tưởng để bán hàng. Tuy nhiên, nếu là người không có kinh nghiệm, không có vốn thì có thể tham gia dưới hình thức cộng tác viên, kiếm tiền đơn giản, không ôm hàng, không cần kinh nghiệm, làm việc tại nhà…
Gần đây, tuyển CTV thu âm giọng nói xuất hiện liên tục trên trang mạng xã hội Facebook, kênh YouTube, review phim. Lướt đâu cũng "đụng" tuyển giọng đọc, từ bản tin tới clip mời chào.
"Giọng nói hay là tiền về tay, thu nhập từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng một trang đọc thu âm, lồng tiếng. Ai quan tâm, inbox để được tư vấn nhanh chóng" - một trong số hàng trăm tin được rao trên trang chủ Facebook cá nhân.
Chúng tôi thử bấm vào đăng ký tuyển dụng, ngay lập tức có tin nhắn gửi vào hộp thoại. Nội dung gồm sáu yêu cầu cơ bản cho CTV thu âm, đọc văn bản, tiểu thuyết online tại nhà. Nếu đồng ý thì cung cấp thông tin cá nhân và nguyện vọng khi đến với công việc.
Sau khi đồng ý, tin nhắn gửi số Zalo, nhân viên tư vấn Mai Đào, mã ứng viên và yêu cầu chúng tôi kết bạn để được tư vấn chi tiết. Trong Zalo, Mai Đào gửi một đoạn văn bản, yêu cầu đọc ghi âm rồi gửi file để kiểm tra giọng.
Kết luận giọng đọc đạt, Mai Đào yêu cầu cung cấp một loạt thông tin cá nhân: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, nghề nghiệp, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chủ tài khoản và mã ứng viên, đồng thời thuyết phục "cung cấp thông tin để làm hồ sơ tuyển dụng và thanh toán lương mỗi ngày nếu sản phẩm được đăng tải".
Hỏi sản phẩm thu âm sẽ được đăng tải ở đâu, trên web hay mạng xã hội nào? Người này trả lời: "Sản phẩm sẽ được công ty giữ bí mật, sau khi duyệt mới đăng tải trên web công ty".
Hỏi đường link web của công ty là gì, cô ta im lặng, vài ngày sau thì khóa tài khoản. Hộp thoại Facebook cũng được đổi tên thành "Tuyển giọng hát nhí" thay tên "Tuyển giọng đọc" trước đây.
Ngày 25-4-2023, nạn nhân Minh Tâm đăng cảnh báo lên trang "Chống lừa đảo online" cho biết đã bị lừa 50 triệu đồng khi đăng ký tuyển CTV thu âm, lồng tiếng tại nhà. Các bước mời chào, dẫn dụ nạn nhân y hệt như đã chúng tôi đã gặp, tin nhắn được copy không sai một chữ.
Từ mã số ứng viên, đoạn văn bản thử giọng, cung cấp thông tin cá nhân, tham gia nhóm Telegram đóng tiền mua đơn hàng, Tâm cũng rơi vào tình trạng bị thao túng tâm lý, đóng tiền nhưng không thể nào lấy lại.
Trước đó, nạn nhân N.T.N., ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã gửi đơn tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng báo mất 102 triệu đồng vì ứng tuyển làm thêm thu âm, lồng tiếng online.
Sau các bước bị dẫn dụ nạp tiền mua đơn hàng, nạp để lấy lại tiền, nạp để khắc phục sai sót mà không phải lỗi do mình, chị N. đã mất số tiền lớn mà chị phải vay bạn bè mới có được.
Kẻ lừa đảo “cho vay tiền” sau khi chửi bậy đã thoát nick, đóng giao dịch - Ảnh TÂM LÊ
Sau hai tháng bị lừa mất số tiền gần 100 triệu đồng, ngày 31-5-2023, N.T.T., ở quận Tây Hồ, Hà Nội, bỗng bị gọi điện đòi nợ 15 triệu đồng đã vay trong lúc làm nhiệm vụ. Chúng đe dọa, nếu cô không trả sẽ bị bóc phốt lên các trang mạng xã hội.
Vì quá lo lắng, cô nghĩ phải tìm cách vay tiền nạp tiếp để khỏi bị nhóm lừa đảo khủng bố tinh thần. Biết được tin, chúng tôi vội ngăn T. nạp tiền, để hỏi rõ khoản vay.
Cô cho biết: "Ngày bị lừa nạp tiền làm nhiệm vụ, do không đủ tiền nạp nên một thành viên trong nhóm Telegram nhắn tin riêng cho tôi vay 15 triệu đồng. Vì tiền nạp vào không rút ra được, mất hết nên không còn tiền trả. Chúng nghĩ bây giờ tôi có tiền rồi nên lại gọi điện đòi tiếp".
Trường hợp của T. giống thông tin các nạn nhân đăng trên trang "Cảnh báo lừa đảo trên mạng". Chiêu trò cho nạn nhân vay để dẫn dụ nạp thêm tiền, ràng buộc khoản vay khiến nạn nhân nghĩ bị mắc nợ thật.
"Người cho vay thực ra là người của nhóm lừa đảo cài cắm trong Telegram, ai làm nhiệm vụ mà thiếu tiền chúng liền nhắn tin cho vay. Khi đồng ý vay, tiền không về tài khoản của mình mà chúng nạp luôn vào nhiệm vụ, chỉ gửi bưu chuyển khoản bắt mình phải trả lại sau đó", một nạn nhân đăng cảnh báo.
Tâm lý muốn nạp thêm để lấy lại tiền, nạn nhân càng tìm cách để vay nạp. Vay bạn bè, người thân, vay nặng lãi, và giờ có khoản vay sẵn ai lại từ chối? Đồng ý nạp, nạn nhân tiếp tục rơi vào bẫy mà không hay biết.
Chúng tôi khuyên T. nên nhắn tin với kẻ đòi nợ: "Tôi nghi ngờ anh chị cũng là thành viên của nhóm lừa đảo, cùng hội cùng thuyền, yêu cầu cùng ra công an giải quyết". Cô vừa gửi tin thì nhận được phản hồi, kẻ đòi nợ chửi tục rồi tự thoát nick, chặn cuộc gọi.
Một tháng trôi qua, T. không còn bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ lần nào. Trường hợp của T. cũng giống như trường hợp nạn nhân T.H. ở Đắk Lắk. Nghe chúng tôi hướng dẫn, chị đã thoát khỏi khoản nợ 60 triệu đồng của nhóm lừa đảo cho vay vào chiều 2-8-2023.
Mới đây, Telegram vừa bị tạp chí bảo mật CPO magazine đánh giá là "một Dark Web kiểu mới" và là "một hệ sinh thái tội phạm mạng trên ứng dụng nhắn tin".
Vì các tính năng như độ tiếp cận rộng rãi người dùng phổ thông, sự ẩn danh và cơ chế phân tán dữ liệu, mã hóa đầu cuối khiến Telegram trở thành môi trường hoạt động yêu thích của tội phạm mạng.
Biết nạn nhân muốn lấy lại tiền, kẻ lừa đảo lại giả danh Cục An ninh mạng, kỹ sư công nghệ cao để tiếp tục lừa đảo nạn nhân.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu xử lý nghiêm các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổ chức chuẩn bị nguồn hoặc đưa lao động đi làm việc tại Hy Lạp khi chưa được cơ quan Nhà nước chấp thuận.
Theo thông báo mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào được chấp thuận chuẩn bị nguồn, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở Hy Lạp. Vì vậy, người lao động cần cảnh giác với các thông tin tuyển dụng, nếu cần được hỗ trợ thông tin về thị trường hoặc cung cấp thông tin về đối tượng trung gian, lừa đảo có thể liên hệ Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 024.38249517, số máy lẻ 508.
Các doanh nghiệp được chấp thuận chuẩn bị nguồn, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động sẽ được thông tin trên website của Cục Quản lý lao động ngoài nước (http://www.dolab.gov.vn) để người lao động chủ động đăng ký tham gia, đảm bảo đúng doanh nghiệp, đúng địa chỉ tuyển chọn; chủ động phòng ngừa các đối tượng trung gian, môi giới bất hợp pháp.
Hy Lạp là thị trường mới, do đó Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước tăng cường công tác quản lý nhà nước về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này trong khi hai nước chưa ký kết thỏa thuận nhằm bảo đảm công khai, minh bạch.
[Thu hồi giấy phép, xử phạt hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động]
Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp tổ chức chuẩn bị nguồn hoặc đưa người lao động đi làm việc tại Hy Lạp khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra xử lý tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài làm trung gian, môi giới, thông báo tạo nguồn hoặc lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động để lừa đảo, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở Hy Lạp.
Trước đó, trong các chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam và Hy Lạp của lãnh đạo cấp cao hai nước, phía Việt Nam đã trao đổi với Hy Lạp về việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp. Hy Lạp cũng đánh giá cao trình độ, kỹ năng nghề và ý thức tổ chức, kỷ luật của lao động Việt Nam và thống nhất hai bên sớm đàm phán, ký kết thỏa thuận hợp tác lao động.
Để triển khai nội dung làm việc của lãnh đạo hai nhà nước, cơ quan chức năng hai bên đang tích cực thúc đẩy trao đổi, đàm phán để ký kết thỏa thuận về hợp tác lao động.
Cộng hòa Hy Lạp thuộc khu vực Nam Âu, là thành viên thứ 10 của Liên minh châu Âu, có dân số khoảng 10,7 triệu người (2021), thu nhập bình quân đầu người khoảng 21.000 Euro (năm 2022).
Hy Lạp hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện quốc gia này mới chỉ tiếp nhận lao động đến từ các nước ngoài khối EU vào làm việc trong các ngành, nghề: Nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, xây dựng, may mặc, khách sạn, nhà hàng và giúp việc trong gia đình.
Ngoài ra, một số nước khu vực châu Á đã cung ứng lao động đến Hy Lạp làm việc là Bangladesh, Philippines, Trung Quốc. Gần đây Liên minh hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp đang xúc tiến tiếp nhận lao động Thái Lan sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Mức thu nhập của người lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại Hy Lạp khoảng 700-800 Euro/tháng (khoảng 18-20 triệu đồng/tháng) sau khi trừ các loại thuế.
Người lao động nước ngoài đến Hy Lạp làm việc theo diện Visa D (Visa dài hạn từ 3 tháng trở lên đến 12 tháng và có thể gia hạn tại chỗ không quá 5 năm).
Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang hướng đến việc mở rộng các thị trường chất lượng cao, đòi hỏi tay nghề cao hơn để từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động, trong đó châu Âu là một thị trường tiềm năng.
Hiện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang thí điểm đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở một số quốc gia phát triển. Nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Romani, Nam Phi, Canada… Đây đều là những thị trường có thu nhập cao và mang lại môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động./.